Triển khai hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) cho Công ty cổ phần Cúc Phương​

Share in

SmartOCR giúp DIGI-TEXX xử lý quy trình thủ công

Share in

DIGI-TEXX – công ty TNHH Digi Texx là công ty chuyên cung cấp các giải pháp và dịch vụ xử lý dữ liệu toàn diện cho mọi loại hình doanh nghiệp và tổ chức. Trong những năm gần đây, DIGI-TEXX không những đa dạng hóa danh mục dịch vụ mà mình cung cấp mà còn mở rộng thị trường sang các lĩnh vực khác nhau, như lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm cho thị trường Hoa Kỳ và Châu Âu. DIGI-TEXX đã trở thành đối tác gia công đáng tin cậy với hơn 1,000 nhân viên, cung cấp các dịch vụ gia công linh hoạt tại thị trường Việt Nam.

Bài toán nhập liệu của DIGI-TEXX

Vì đặc thù của ngành BPO, nhân viên tại DIGI-TEXX luôn phải tiếp nhận và xử lý một khối lượng tài liệu vô cùng lớn. Bên cạnh đó, quá trình nhập liệu thủ công không chỉ tốn kém thời gian, tăng chi phí nhân sự mà trong quá trình nhập liệu, bản thân nhân viên nhập liệu cũng không tránh khỏi những sai sót trong quá trình nhập liệu. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công việc cũng như làm gia tăng chi phí vận hành của DIGI-TEXX. Ngoài ra, việc khách hàng tốn thời gian trong quy trình đăng ký hay điền thông tin trong nghiệp vụ mở hồ sơ cũng làm giảm trải nghiệm khách hàng. 

Khối lượng nhập liệu thủ công lớn khiến các nhân viên của DIGI-TEXX không tránh khỏi sai sót trong công việc

SmartOCR đã giúp DIGI – TEXX giải quyết bài toán như thế nào?

Trước những vấn đề mà DIGI-TEXX đang gặp phải, SmartOCR đã giúp DIGI – TEXX giảm bớt áp lực cho quy trình nhập liệu giấy tờ và xử lý giấy tờ. Nhờ đó, DIGI-TEXX đã tiết kiệm được 75% thời gian so với quy trình nhập liệu truyền thống, số hóa dữ liệu đầu vào nhanh chóng. Bên cạnh đó, nhờ có SmartOCR,  DIGI-TEXX đã quản lý dữ liệu một cách tốt hơn, nhân viên không còn phải dành nhiều thời gian làm những công việc lặp lại nhàm chán mà tập trung nhiều hơn vào các nhiệm vụ có mức độ chuyên sâu hơn. Từ đó hiệu suất làm việc được nâng cao. 

SmartOCR giúp DIGI-TEXX tạm biệt quy trình thủ công, nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc

Ngoài ra dữ liệu được số hóa bằng SmartOCR giúp DIGI-TEXX dễ dàng tìm kiếm một cách nhanh chóng thay vì việc mất hàng giờ tìm kiếm thông trên giấy tờ. Đặc biệt SmartOCR giúp DIGI-TEXX tăng khả năng bảo mật cho tài liệu, giấy tờ bởi cơ sở dữ liệu sau khi xử lý được lưu trữ trên hệ thống cơ sở dữ liệu chung của doanh nghiệp với nhiều lớp bảo mật khác nhau, không phải ai cũng có quyền truy cập.

Triển khai Dự án Hệ thống ERP Odoo cho Sơn Đại Bàng

Share in

Lễ kick-off dự án xây dựng hệ thống ERP cho Sơn Đại Bàng

Tham dự buổi lễ kick-off có ông Phạm Đào Lâm – Giám đốc dự án, đại diện GMO-Z.com RUNSYSTEM, ông Nguyễn Ngọc Anh – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần sơn tổng hợp Hà Nội, ông Nguyễn Trọng Oánh – Quản lý dự án cùng các thành viên Ban dự án của hai bên. Công ty Cổ phần sơn tổng hợp Hà Nội là đơn vị sản xuất sơn đầu ngành của Việt Nam được thành lập từ năm 1970. Sơn Đại Bàng đã hợp tác với các hãng sơn hàng đầu thế giới như: PPG (Mỹ), KAWAKAMI & MITSUI (Nhật Bản) và đưa ra các sản phẩm đạt chất lượng quốc tế được những tập đoàn uy tín như HONDA Vietnam, YAMAHA Vietnam, FORD Vietnam,… sử dụng cho sơn nhà xưởng, sơn ô tô, xe máy,… Tại buổi làm việc, hai bên cùng thống nhất kế hoạch và timeline triển khai cũng như sắp xếp nhân sự triển khai dự án. Theo như thỏa thuận của hai bên, ERP Division – Bộ phận phụ trách mảng Giải pháp cho doanh nghiệp của GMO-Z.com RUNSYSTEM sẽ đảm nhiệm việc xây dựng và phát triển giải pháp ERP cho Sơn Đại Bàng với các phân hệ bao gồm: Bán hàng, Mua hàng, Kho và Kế toán. Dự án dự kiến sẽ được triển khai trong vòng 5 tháng (từ 07/2020 đến hết 11/2020). 

Thành viên Ban dự án của GMO-Z.com RUNSYSTEM và Sơn Đại Bàng thống nhất về timeline, nhân sự triển khai dự án

Ông Phạm Đào Lâm – Giám đốc dự án cho biết sẽ sẵn sàng tư vấn, định hướng cho Sơn Đại Bàng những phương án phù hợp, khả thi nhất trong quá trình triển khai

Định hướng triển khai hệ thống ERP

Việc triển khai hệ thống ERP Odoo mới nằm trong kế hoạch gia tăng đầu tư vào công nghệ phục vụ kinh doanh của Sơn Đại Bàng. Hệ thống ERP khi đi vào hoạt động sẽ giúp Sơn Đại Bàng đồng bộ thông tin, minh bạch và kiểm soát số liệu một cách chính xác, thống nhất, giúp Ban Lãnh đạo theo dõi sát hơn hoạt động kinh doanh và đưa ra những quyết định kịp thời trong việc vận hành hệ thống. Quan trọng hơn, ERP sẽ giúp Sơn Đại Bàng tiến nhanh hơn vào quá trình số hóa dữ liệu và hiện đại hóa các quy trình làm việc. Với bề dày kinh nghiệm trong việc xây dựng hệ thống ERP cho nhiều tổ chức, doanh nghiệp thuộc đa dạng các lĩnh vực như Kangaroo, Hacaseafood, BaAn,… ông Phạm Đào Lâm – Giám đốc dự án cho biết sẽ sẵn sàng tư vấn, định hướng cho Sơn Đại Bàng những phương án phù hợp, khả thi nhất trong quá trình triển khai để đảm bảo quá trình chuyển đổi diễn ra nhanh chóng: “Ưu điểm của ERP Odoo chính là khả năng tùy chỉnh linh hoạt theo từng nghiệp vụ đặc thù, giao diện dễ sử dụng và đặc biệt là có đội ngũ hỗ trợ mạnh mẽ. GMO-Z.com RUNSYSTEM tự tin sẽ mang lại nhiều thay đổi lớn trong cách vận hành của Sơn Đại Bàng giữa làn sóng công nghệ 4.0 và chúng tôi tin tưởng với sự sát sao của Ban Lãnh đạo và sự nỗ lực của đội dự án 2 bên, dự án sẽ hoàn thành đúng tiến độ đã đề ra, đưa hệ thống ERP vào hoạt động ổn định và hiệu quả.”

Kết quả dự án

Với quy trình quản lý tường minh, việc triển khai ERP đã thực hiện rất thuận lợi và rút ngắn được Lead Time sản xuất. Công tác quản lý sản xuất, mua hàng được lập kế hoạch và dự báo chuẩn xác hơn; nâng cao năng xuất và năng lực cung ứng của công ty. Hệ thống bán hàng đồng bộ từ ERP sang DMS giúp việc cung ứng hàng hóa trên thị trường nhanh hơn, tăng sức cạnh tranh.

  1. Triển khai Odoo Enterprise 12 bao gồm các phân hệ: Sale, MRP, QC, Inventory, Purchase, VAS

  2. Tích hợp phần mềm DMS Salefie

  3. Tích hợp máy quét mã vạch

Với hệ thống ERP được triển khai toàn diện, Hacaseafood đã áp dụng và quản lý hoàn toàn hoạt động trên phần mềm; kiểm soát được thất thoát, do đặc thù hoạt động của ngành thủy sản. Dữ liệu chuỗi cung ứng và bán hàng trên hệ thống đã hỗ trợ đội ngũ quản trị Công ty trong công tác dự báo giá nguyên liệu, hàng hóa, hỗ trợ ra quyết định chủ động hơn trong công tác vận hành và sản xuất.  

Giải pháp ERP toàn diện ngành Cơ khí

Share in

Cơ khí chế tạo được xem là ngành mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam. Đây là ngành quan trọng trong sự phát triển kinh tế – xã hội, cũng là nền tảng và động lực cho sự phát triển của nhiều ngành nghề sản xuất. Bởi đây là lĩnh vực cơ bản sản chế tạo ra máy móc, thiết bị cung cấp công cụ cho các ngành kinh tế khác.

Vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế khi triển khai giải pháp ERP

Trong bối cảnh ngành công nghiệp thế giới đang bước sang cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, thì ở Việt Nam ngành cơ khí còn đang đi sau và chậm bước so với các nước trong khu vực. Cụ thể, ngành sản xuất cơ khí còn đang làm thủ công, chưa có những sản phẩm đột phá mang lại giá trị cạnh tranh cao so với quốc tế. Doanh nghiệp còn chưa chú trọng nhiều vào việc ứng dụng công nghệ, tích hợp và liên kết còn hạn chế. Việc đầu tư cho công nghệ thông tin mới chỉ đang trên đà thích ứng và tập trung nhiều từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, và doanh nghiệp có xu hướng tiếp cận sự thay đổi tích cực. Bên cạnh đó, do đặc thù ngành nghề cần độ chính xác cao nên các giải pháp cũng được đòi hỏi có thể vừa quản lý kho, vừa quản lý các công đoạn sản xuất rời nhưng vẫn đạt hiệu quả tuyệt đối. Điều này cũng đặt ra thách thức lớn cho những doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ chuyển đổi số khi nhận đề bài.

Ứng dụng giải pháp ERP để tạo đà bứt phá cho ngành Cơ khí

Đứng trước sự thay đổi của thế giới, đặc biệt là sau đại dịch COVID-19, các doanh nghiệp cơ khí cần chuyển mình để bắt kịp với sự thay đổi. Không chỉ phải đổi mới về mặt công nghệ máy móc, mà công tác quản trị cũng cần được tối ưu. Để giải quyết các khó khăn trên, doanh nghiệp cần công cụ chuyển đổi số phù hợp giúp quản lý toàn diện mọi nguồn lực, tối ưu quy trình, gia tăng hiệu suất cho doanh nghiệp đồng thời mang đến nhiều cơ hội khi kinh doanh mới.

Tích hợp công nghệ tiên tiến cho hệ thống ERP

Hiện nay, GMO-Z.com RUNSYSTEM không chỉ cung cấp các giải pháp ERP mà còn gia tăng trải nghiệm cho khách hàng thông qua việc tích hợp các sản phẩm thông minh phục vụ cho quá trình chuyển đổi số tại các doanh nghiệp như: SmartOCR – Giải pháp nhận dạng, trích xuất kí tự, SmartKYC – Giải pháp số hóa quy trình định danh khách hàng, SmartRPA – Robot tự động hóa quy trình nghiệp vụ… Và ERP giúp tích hợp tất cả các giải pháp thông minh đó vào một hệ thống thông tin toàn diện, gọn nhẹ mà toàn bộ cá nhân trong tổ chức có thể truy cập vào một cách dễ dàng. Anh Phạm Đào Lâm (Giám đốc dự án ERP của Công ty GMO-Z.com RUNSYSTEM) cho biết: “Triển khai ERP là một khoản đầu tư lớn, không chỉ ở tiền bạc mà còn là thời gian và nhân lực. Trên hết, phần mềm được viết riêng cho ngành cơ khí phải giải quyết được các bài toán đặc thù cho ngành cơ khí. Trên thực tế, GMO-Z.com RUNSYSTEM cũng đã “may đo” và bắt tay thực hiện giải pháp ERP cho Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Thương mại Ngãi Cầu để giải quyết nhiều bài toán tồn đọng trong mua bán hàng, kho bãi, sản xuất”. 

Anh Phạm Đào Lâm – Giám đốc dự án bên phía GMO-Z.com RUNSYSTEM chia sẻ về kinh nghiệm triển khai giải pháp ERP cho doanh nghiệp sản xuất

Ngãi Cầu mạnh mẽ chuyển đổi số cùng giải pháp ERP

Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Ngãi Cầu là đơn vị chuyên gia công cơ khí và mạ nhúng kẽm nóng các loại cột thép, bulong neo, trụ đỡ thiết bị, trạm biến áp, đường dây 110-500kV, các loại xà thép, tiếp địa, thiết bị trạm biến áp và các mặt hàng kết cầu thép khác. Trong nhiều năm qua Ngãi Cầu là đối tác tin cậy của các công ty Công ty CP Sông Đà 11, Công ty cổ phần xây lắp và dịch vụ Sông Đà, Công ty cổ phần điện chiếu sáng Hải Phòng… cùng hàng trăm doanh nghiệp khác trên khắp cả nước. Ngãi Cầu đang từng bước ứng dụng công cụ Quản trị doanh nghiệp ERP vào việc quản trị nội bộ, nâng cao hiệu suất chất lượng công việc, với vốn đầu tư cho giải pháp từ 1 – 2 tỉ đồng. Trong lần hợp tác này với GMO-Z.com RUNSYSTEM, công ty nhận thấy, các phương pháp lưu trữ thủ công, đơn lẻ giữa các phòng ban bằng Word hay Excel mất nhiều thời gian để tổng hợp, báo cáo mà độ chính xác lại không được đảm bảo. Từ khi triển khai giải pháp ERP, 100% các quy trình và tài liệu lưu trữ đều đã minh bạch, rõ ràng hơn. Thông tin giữa các bộ phận mua hàng, kho, kế toán…luôn đạt thống nhất cao và tránh được nhiều thất thoát. Điều này giúp nâng cao hiệu quả công việc và gia tăng tính cạnh tranh. 

Đại diện lãnh đạo GMO-Z.com RUNSYSTEM và CTCP Đầu tư Xây dựng và Thương mại Ngãi Cầu trong ngày chính thức khởi động giải pháp ERP cho ngành Cơ khí

Ngãi Cầu đã sẵn sàng thích nghi với giải pháp ERP tiên tiến, bắt kịp xu hướng chuyển đổi số để tạo dựng thương hiệu ngày một uy tín trên thị trường cơ khí trong và ngoài nước. Đây cũng là bước chuyển mình mạnh mẽ của công ty để tạo tiền đề cho những doanh nghiệp cơ khí khác học hỏi và cùng nhau thay đổi diện mạo của lĩnh vực này. Liên hệ xem thêm TẠI ĐÂY

Giải pháp ERP cho ngành thủy sản

Share in

Tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản

Từ năm 1995 đến năm 2020, sản lượng thủy sản của Việt Nam tăng mạnh, tăng hơn 6 lần, từ 1,3 triệu tấn năm 1995 lên 8,4 triệu tấn năm 2020, tăng trưởng bình quân hàng năm là 8%. Trong đó, sản lượng nuôi trồng chiếm 54%, khai thác chiếm 46%. Đặc biệt, trong giai đoạn 1997-2020, xuất khẩu thủy sản đã tăng gấp 11 lần, tăng trưởng bình quân hàng năm 10% từ 758 triệu USD lên 8,5 tỷ USD.

 

Ngành thủy sản Việt Nam vẫn đang phát triển mạnh mẽ, hứa hẹn sẽ là một trong những ngành hàng xuất khẩu hàng đầu trong thời gian tới

Giải pháp ERP hiệu quả cho ngành Thủy sản

BizConnex ERP là phần mềm cực kỳ thân thiện với người dùng dựa trên nền tảng được thiết kế đặc biệt để phù hợp với các quy trình nuôi trồng thủy sản ngày nay – cho phép người dùng tiếp tục làm điều tương tự, nhưng với kết quả sạch hơn và tốt hơn nhiều.
  • Thu thập thông tin cây trồng hiện tại một cách nhanh chóng (dữ liệu về môi trường ao nuôi, thức ăn… )

  • Liên tục kiểm soát các yếu tố chi phí trong quá trình canh tác, từ đó giảm thiểu chi phí và tăng lợi nhuận

  • Kiểm soát hàng ngày các thông số sản xuất

  • Cung cấp thông tin chính xác và theo thời gian thực về lượng hàng tồn kho của tất cả các mặt hàng (thực phẩm, thuốc, v.v.)

  • Tối ưu hóa chính sách mua hàng và mức tồn kho. Quản lý mức tồn kho tối thiểu và cảnh báo khi đạt đến giới hạn.

  • Truy cập thông tin theo thời gian thực một cách nhanh chóng, nhận thông tin chi tiết có giá trị mọi lúc, mọi nơi, đưa ra quyết định nhanh hơn, thông minh hơn, chỉ bằng một trình duyệt web hoặc điện thoại di động .

Triển khai thành công hệ thống lưu trữ số cho Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC)

Share in

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và bài toán khó, nhiều thách thức

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) là công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vận tải biển và cảng sông; và kinh doanh kho bãi, dịch vụ logistics. Khi nhận dự án, 80% tài liệu đang được lưu trữ dưới dạng văn bản cứng. Thói quen lưu trữ vật lý đã tiêu tốn dung lượng và tăng chi phí bảo quản dữ liệu cho VIMC. Đặc biệt, nhân viên của công ty gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm và tiếp cận tài liệu khi cần. Quá trình tạo lập, chỉnh sửa và phê duyệt văn bản giữa các Trưởng phòng ban và cán bộ Tổng công ty bị ảnh hưởng bởi các sự cố như văn bản giấy bị hư hỏng, thất lạc, chia sẻ không kịp thời. Những hạn chế của việc lưu trữ thông tin truyền thống đã gây ra nhiều khó khăn trong công tác điều hành và quản lý của doanh nghiệp. Đối với hoạt động chuyển đổi số của doanh nghiệp, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã tin tưởng lựa chọn GMO-Z.com RUNSYSTEM là đơn vị triển khai dự án Lưu trữ và số hóa tài liệu kết hợp nhận dạng ký tự trên Văn bản số. 

 Đại diện GMO-Z.com RUNSYSTEM và đại diện đại diện Tổng công ty Hàng hải Việt Nam trong ngày gặp gỡ và hợp tác dự án Mục đích chính của dự án là tạo môi trường lưu trữ dữ liệu dự án thông qua điện toán đám mây để truy xuất, tìm kiếm và chia sẻ thông tin nhanh chóng và hiệu quả từ mọi nơi, mọi lúc. . Bên cạnh đó, tiết kiệm chi phí và giúp bảo quản, lưu giữ thông tin dữ liệu lâu hơn.

Hệ thống lưu trữ và số hóa tài liệu ưu việt

So với các sản phẩm khác hiện có trên thị trường, Hệ thống quản lý tài liệu doanh nghiệp – ECM (Quản lý nội dung doanh nghiệp)do GMO-Z.com RUNSYSTEM xây dựng và hoàn thiện với lõi OCR tích hợp có khả năng số hóa nhiều loại văn bản đầu vào, đặc biệt là văn bản viết tay tiếng Việt. Điều này giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng, hiệu quả xử lý thông tin trong thời gian nhanh, xử lý theo quy trình nội bộ, tiết kiệm chi phí in ấn, lưu trữ mà vẫn đảm bảo tính phân quyền đa cấp. Đối với dự án này, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đánh giá hiệu quả sau khi tích hợp giải pháp SmartOCR của GMO-Z.com RUNSYSTEM là rất cao. Ông Lê Đông, Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin - Tổng công ty Hàng hải cho biết:  “Nhờ hệ thống lưu trữ số hóa tích hợp OCR, trong năm qua chúng tôi đã số hóa và tiết kiệm được hơn một nửa dung lượng lưu trữ, tạo sự thuận tiện, nhanh chóng và tiết kiệm nhiều thời gian làm việc”. 

Mr. Lê Đồng chia sẻ về lợi ích khi triển khai hệ thống lưu trữ và số hóa tài liệu tích hợp lõi OCR do GMO-Z.com RUNSYSTEM phát triển trên Bản tin VTV4

Cùng với quá trình xây dựng Chính phủ số, thực hiện lộ trình chuyển đổi số quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, việc số hóa văn bản là vô cùng cần thiết, góp phần xây dựng hệ sinh thái văn bản. số mà dữ liệu có thể kết nối và chia sẻ với nhau trên cơ sở: An toàn - Bảo mật - Xác thực. Dự án giữa GMO-Z.com RUNSYSTEM và VIMC lần này được đánh giá là một dự án quan trọng, tạo tiền đề cho Chuyển đổi số trong lĩnh vực vận tải biển Việt Nam.

Hệ thống ERP: Công cụ đắc lực giúp BaAN thích nghi hậu COVID

Share in

Hệ thống ERP toàn diện vững vàng trước đại dịch

Trước hệ quả của đại dịch COVID, hiện nay nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất kinh doanh mà cụ thể là ứng dụng giải pháp ERP. Đây được đánh giá là luồng gió mới trong quản lý tổng thể doanh nghiệp đặc biệt là xu hướng quản trị doanh nghiệp thời 4.0. Là một trong những doanh nghiệp sản xuất ống nhựa xoắn hàng đầu Việt Nam, BaAn cũng không đứng ngoài sự vận động, phát triển ứng dụng CNTT. Bên cạnh việc đầu tư hệ thống máy móc sản xuất, BaAn cũng sử dụng các giải pháp phần mềm 4.0 để nâng cao hiệu suất công việc, tối ưu các giá trị đem lại. 

Đội ngũ triển khai thành công dự án ERP Odoo trong nghiệp vụ sản xuất của BaAn

Vượt qua hàng loạt các đối thủ khác, ERP Division đã thành công giành được sự tin tưởng trở thành đối tác triển khai dự án ERP trọng điểm trong quá trình số hóa doanh nghiệp của BaAn, thứ sẽ thay đổi rất nhiều thói quen cũng như các thao tác thủ công, rời rạc trước kia. Chính thức đưa vào sử dụng thực tế vào tháng 5-6/2020, hệ thống được đánh giá là bước đi cần thiết cho hoạt động sản xuất bởi chính ERP đã giải quyết nhiều bài toán hóc búa BaAn gặp phải. Trước kia, dữ liệu của các bộ phận thuộc khối nhà máy như kế hoạch sản xuất, quy trình, bảo trì, tồn kho,… hầu hết được lưu trữ dưới dạng các tệp Excel một các riêng lẻ hay được lưu trữ thủ công trên giấy gây khó khăn cho việc quản lý, tìm kiếm. Sau khi triển khai hệ thống ERP, tất cả dữ liệu, ghi chép, tạo lệnh hay ghi nhận kết quả sản xuất sẽ được tích hợp trên ERP Odoo. Chỉ với 1 cú nhấp chuột, toàn bộ thông tin sẽ được hiển thị một cách tổng quát và trực quan giúp cho nhân sự sản xuất hay người quản lý tiết kiệm thời gian đáng kể trong việc vận hành và giám sát. 

Chuyến đi khảo sát tình hình thực tế tại nhà máy Đồng Văn

Về việc quản lý chất lượng, ERP Odoo tựa như một thư viện số, lưu trữ toàn bộ kết quả đánh giá chất lượng sản phẩm hỗ trợ người dùng dễ dàng kiểm soát và thuận tiện tìm kiếm, truy vết thông tin mọi lúc, mọi nơi khi cần thiết. Đặc biệt với doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất như BaAn, an toàn lao động luôn là một vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Thông qua Odoo, công ty có thể theo dõi lịch sử bảo trì của thiết bị, dựa trên cơ sở đó đưa ra thời gian bảo dưỡng thiết bị đúng lúc, đảm bảo an toàn cho công nhân cũng như đưa ra các phương án thay thế để sản xuất không bị đình trệ. Có thể nói, tuy chỉ mới đưa vào hoạt động thực tế chưa đến 01 năm, nhưng hệ thống ERP Odoo đã tạo ra một bước tiến vượt bậc, linh hoạt thời gian làm việc, cắt giảm chi phí,… với quy trình sản xuất của BaAn để khắc phục và thích nghi với tình hình “hậu COVID” như hiện nay. 

Nhân viên tại nhà máy thay đổi thói quen làm việc thủ công sang sử dụng hệ thống ERP Odoo

“Rất cảm ơn các thành viên đội dự án đã rất nhiệt tình, chuyên nghiệp, có những tư vấn đúng đắn và kịp thời trong suốt thời gian đồng hành cùng BaAn xây dựng hệ thống. Trong thời gian tới, BaAn và GMO sẽ tiếp tục đồng bộ và hoàn thiện các module để ứng dụng toàn bộ vào quy trình nghiệp vụ của Công ty.” – Chị Đỗ Thị Xuân (Quản lý dự án, đại diện công ty BaAN) chia sẻ. 

Kết quả dự án và lợi ích mà hệ thống ERP mang lại

Hệ thống ERP sau khi áp dụng tại BaAN đã quản lý thông suốt hoạt động từ công ty đến các nhà máy và chi nhánh nước ngoài, giải quyết được các ách tách chậm trễ, giảm lead time cung ứng, đáp ứng nhu cầu khi số lượng đơn hàng gia tăng. Mô hình Hệ thống và phân quyền đã giúp công tác bán hàng tường minh hơn.

  • Triển khai Odoo Enterprise 12 bao gồm các phân hệ: CRM, Sale, MRP, QC, Inventory, Purchase, VAS

  • Tùy chỉnh hệ thống phân quyền cho phân hệ CRM và Salefie

  • Phát triển mô hình Multi Company

  • Tích hợp máy quét mã vạch

Dự án ERP SAPO360 thần tốc trong 3 tháng: Chỉ có đường tiến, không có đường lùi! 

Share in

Thành lập vào năm 2008, Công ty Cổ phần Công nghệ SAPO được biết đến là một trong những đơn vị cung cấp nền tảng quản lý và bán hàng được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam với hơn 67,000 khách hàng sử dụng dịch vụ. Sau hơn 5 năm liên tục gồng mình với các hệ thống quản lý cồng kềnh và “chắp vá”, SAPO đã quyết tâm “đập cũ, xây mới” hệ thống quản trị doanh nghiệp như một phần trong kế hoạch chuyển đổi số cấu trúc doanh nghiệp của mình. Một lần nữa, đội ngũ thành viên ERP Division vinh dự nhận được cái “gật đầu” trao gửi niềm tin của khách hàng trong công cuộc giải bài toán đầy thách thức này. 

Giải pháp ERP được chọn cho sự phát triển lâu dài

Trước khi triển khai giải pháp ERP, SAPO đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong công tác tổng hợp dữ liệu, lên báo cáo tài chính… Nguyên nhân chủ yếu do dùng nhiều hệ thống phần mềm khác nhau cho mỗi nghiệp vụ như DMS, Misa, SAPOShop, các dữ liệu chưa có sự thống nhất chặt chẽ. Phần mềm ERP Odoo được SAPO tin tưởng lựa chọn để giải quyết các bất cập hiện tại đồng thời nâng cao hiệu quả quản trị cho doanh nghiệp. Những ưu điểm nổi bật mà SAPO đánh giá cao ở ERP Odoo so với các giải pháp ERP khác như SAP, Orecle, Microsoft, … chính là chi phí triển khai hợp lý, các module có thể thiết kế tùy chỉnh theo yêu cầu nghiệp vụ.   Dự án SAPO 360 bắt đầu triển khai vào tháng 07/2020 và dự kiến chính thức vận hành vào tháng 10/2020. Ở giai đoạn này, SAPO360 sẽ tích hợp với phần mềm DMS tự tạo trước đó để lấy các thông tin về bán hàng sang và thực hiện các nghiệp vụ kế toán vận hành trọn vẹn trên SAPO360. Đội ngũ thành viên ERP Division thực hiện dự án bao gồm  ThaoNN (PM), KhanhTD, GiangNH, HuyenTN (BA), LocCT, TruongND, PhuNM (Dev) dưới sự quản lý của anh LamPD (Giám đốc dự án). 

ERP - Cuộc chạy đua với thời gian

3 tháng, khoảng thời gian quá ngắn với bất kỳ dự án ERP nào. Đặc biệt là với một đơn vị đã tự xây dựng và sử dụng hệ thống DMS riêng trong vòng hơn 5 năm như SAPO. Để thay đổi hoàn toàn mô hình DMS phức tạp cũ, team dự án phải tư vấn, tái cấu trúc lại quy trình sao cho tinh gọn nhất để có thể chuyển đổi sang ERP Odoo. Toàn đội dự án đều giữ vững quyết tâm “chỉ tiến, không lùi” và bắt buộc phải xây dựng lại mô hình kinh doanh mới trên hệ thống ERP mà đảm bảo thời hạn. Mặt khác, bản thân SAPO cũng là đơn vị đã thực hiện nhiều dự án công nghệ. dày dặn kinh nghiệm trong việc xác định các yêu cầu, đưa ra lịch trình, kiểm tra tiến độ hàng ngày nên SAPO luôn đưa ra những yêu cầu cực kỳ khắt khe đến từng chi tiết nhỏ nhất. Thời gian go-live gấp gáp, yêu cầu khắt khe, các Runner phải họp báo cáo với khách hàng mỗi ngày, làm việc ngày đêm để có thể nhận được cái gật đầu của khách hàng về các yêu cầu đã đặt ra, và hơn hết là sự thành công của dự án.

Kết quả dự án

  • GMO-Z.com RUNSYSTEM đã triển khai Odoo Enterprise 13 bao gồm các phân hệ: Sale, Inventory, Purchase, VAS 

  • Tích hợp phần mềm DMS hiện tại của Sapo. GMO thực hiện tích hợp hệ thống mới với hệ thống hiện tại đang hoạt động để không đứt/ngắt hoạt động kinh doanh, cho đến khi Sapo thực hiện chuyển đổi hoàn toàn

  • Hệ thống Odoo mới sau khi áp dụng đã giải quyết được vấn đề quá tải cho hệ thống quản lý, và vẫn tích hợp hiệu quả với hệ thống đang dang dở.

 

Subscribe to Sản xuất